GIỚI THIỆU VỀ THAN HOẠT TÍNH

cháy đen.jpg

GIỚI THIỆU VỀ THAN HOẠT TÍNH

Than hoạt tính là một vật liệu dạng cacbon đã được xử lý để mang lại một cấu trúc xốp, do đó có diện tích bềmặt rất lớn. Thành phần chính của than hoạt tính là nguyên tố cacbon ở dạng vô định hình, hàm lượng khoảng 85-95%. Ngoài ra than hoạt tính còn chứa các nguyên tố khác như hidro, nitơ, lưu huỳnh và oxi. Các nguyên tử khác loại này được tạo ra từ nguồn nguyên liệu ban đầu hoặc liên kết với cacbon trong suốt quá trình hoạt hóa và các quá trình khác.

PHÂN LOẠI

Hiện nay than hoạt tính được sản xuất dưới các dạng:

Than hoạt tính dạng bột

Than hoạt tính dạng hạt

– Than hoạt tính dạng Tấm.

Dạng than hoạt tính cải tiến (dưới áp suất cao), thường là viên

C:\Documents and Settings\Administrator\My Documents\Downloads\6.jpg

Đặc tính hấp phụ được xác định bởi cỡ hạt và phân bố cỡ hạt (từ 4,76mm đến 0,25mm) cỡ hạt nhỏ hơn sẽ làm tăng sự khuyếch tán hấp phụ vào lỗ. Mặt khác, than hoạt tính với diện tích bề mặt lớn, làm tăng áp lực hút các phân tử trong chất khí hoặc chất lỏng.

Cỡ hạt tiêu chuẩn:
Size 4 – 8 mesh (2,38mm – 4,75mm)
Size 6 – 12 mesh (1,40mm – 3,35mm)
Size 8 – 20 mesh (0,85mm – 2,38mm)
Size 8 – 30 mesh (0,50mm – 2,38mm)
Size 10 – 32 mesh (0,50mm – 1,70mm)
Size 12 – 40 mesh (0,35mm – 1,41mm)
Size 24 – 48 mesh (0,30mm – 0,71mm)
Size 30 – 60 mesh (0,25mm – 0,50mm)

C:\Documents and Settings\Administrator\My Documents\Downloads\8.jpg

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG:

Đối với chỉ tiêu vật lý

Hình dạng: vô định hình

 

Màu sắc: Màu đen đặc trưng của than

Tỷ trọng: Ở 25 độ C là 0,440 – 0,600 g/ml

Không tan trong nước và các dung môi khác

Đối với chỉ tiêu hóa học

IODINE: 900 – 1.200 mg/g

Độ ẩm: 5% Max

Độ tro: 4% Max

Độ pH : từ 9 -11

Điểm cháy : trên 450 độ C

Chỉ tiêu hóa học của than hoạt tính gáo dừa IODINE 200 – 1.200 mg/g dựa theo phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn ASTM của mỹ : ASTM D4607 phù hợp với các mục đích sử dụng:

+Lọc nước 900-1200 mg/g

+Xử lý khí khí độc 1.200 mg/g

+Khử mùi 1.000 mg/g

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH

Hoạt hóa bằng hơi nước : Giai đoạn một: nguyên liệu thô ở dạng mảnh, thanh, được cacbon hóa (than hóa) ở nhiệt độ 400-6000C trong môi trường thiếu oxi nhằm làm bay hơi các hợp chất hữu cơ có trong nguyên liệu và để lại cấu trúc chứa khoảng 95% là cacbon. Giai đoạn hai: Khi than đã được sử dụng làm nguyện liệu trong hoạt hóa, hơi nước ở 1300C được thổi vào ở nhiệt độ khoảng 9500C. Một số túi khí trở thành dòng khí và thoát ra khỏi lỗ xốp. Hình thức này phụ thuộc lớn vào nguyên liệu được sử dụng.

Hoạt hóa hóa học : Nguyên liệu thô được trộn với chất hoạt hóa và chất hút nước thường được sử dụng là axit photphoric (H3PO4) hoặc kẽm clorua (ZnCl2). Sự hoạt hóa thường xảy ra ở nhiệt độ 5000C, nhưng đôi khi cũng có khi lên tới 8000C. Phương pháp này dễ thực hiện vì quá trình hoạt hóa xảy ra ở nhiệt độ không quá cao

Quá trình hoạt hóa trong sản xuất than hoạt tính có ý nghĩa rất lớn, vì vậy người ta đã tập trung nhiều cố gắng vào nghiên cứu khâu này. Mục đích của quá trình hoạt hóa là giải phóng độ xốp sơ cấp đã có sẵn trong than đồng thời tạo thêm độ xốp thứ cấp làm than có hoạt tính cao.

Than hoạt tính không được tìm thấy một cách tự nhiên mà từ một quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến lúc kết thúc quá trình sản xuất.

ỨNG DỤNG CỦA THAN HOẠT TÍNH

Than hoạt tính là một chất hấp phụ quý và linh hoạt. Vì thế, ngày nay than hoạt tính được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

Trong ngành xử lý nước bao gồm xử lý nước thải và xử lý nước cấp: Than hoạt tính là thành phần vật liệu lọc chính không thể thiếu dùng để hấp phụ các chất bẩn vi lượng, diệt khuẩn và khử mùi, khử màu, khử độc….

Trong ngành xử lý khí bao gồm khí thải và khí cấp: than hoạt tính hoạt động như bộ lọc sơ cấp dùng để khử bụi thô, khử mùi, hấp thụ hơi hóa chất, hấp thụ khí độc, khí ô nhiễm…

Ứng dụng của than hoạt tính trong y tế (Carbo medicinalis – than dược): dùng để tẩy trùng và các độc tố sau khi bị ngộ độc thức ăn, khẩu trang phòng độc…

Ứng dụng của than hoạt tính trong công nghiệp hóa học: làm chất xúc tác và chất tải cho các chất xúc tác khác, hấp phụ các hợp chất hữu cơ, tinh chế hóa chất,…

Ứng dụng trong khai thác vàng

Một số ứng dụng của than hoạt tính trong làm đẹp: dùng làm dưỡng da, trị mụn, xà phòng, tẩy độc cho da…

DANH MỤC CÁC HÓA CHẤT MÀ THAN HOẠT TÍNH CÓ THỂ HẤP PHỤ

  1. Acetaldehyde
  2. Acetic
  3. Acid Acetone
  4. Alcohols
  5. Alkalinity
  6. Amines
  7. Amyl Acetate
  8. Amyl Alcohol
  9. Antifreeze
  10. Xăng
  11. thuốc tảy
  12. Butyl Alcohol
  13. Butyl Acetate
  14. Calcium Hypochlorite
  15. Chloral
  16. Chloramine
  17. Chloroform
  18. Chlorine
  19. Chlorobenzne
  20. Chlorophenol
  21. Chlorophyll
  22. Citric Acid
  23. Cresol
  24. Defoliants
  25. Bột giặt
  26. chất tảy rửa Dầu Diesel
  27. Thuốc nhuộm
  28. Các loại nhũ tương
  29. Ethyl Acetate
  30. Ethyl Acrylate
  31. Ethyl Alcohol
  32. Ethyl Amine
  33. Ethyl Chloride
  34. Ethyl Ether
  35. Formaldehyde
  36. xăng dầu
  37. Glycols
  38. Herbicides
  39. Hydrogen Bromide
  40. Hydrogen Iodide
  41. Hydrogen Peroxide
  42. Hydrogen Selenide
  43. Hydrogen Sulfide
  44. Hypochlorous Acid
  45. Insecticides
  46. Iodine
  47. Isopropyl Acetate
  48. Isopropyl Alcohol
  49. Ketones
  50. Lactic
  51. Mercaptans
  52. Methyl Acetate
  53. Methyl Alcohol
  54. Methyl Bromide
  55. Methyl Chloride
  56. Methyl Ethyl Ketone
  57. Dầu mỏ
  58. Nitric Acid
  59. Nitrobenzene
  60. Nitrotuluene
  61. Các loại mùi Oil,
  62. dissolved
  63. Dầu hòa tan
  64. Acid Hữu cơ
  65. Organic Esters
  66. Muối hữu cơ
  67. Oxalic Acids
  68. Oxygen
  69. Oxone
  70. PCB’s
  71. Thuốc trừ sâu
  72. Phenol
  73. Phụ gia sản xuât Plastic
  74. chất thải xi mạ
  75. Potassium Permanganate
  76. Phèn sắt kết tủa
  77. Sulphur kết tủa
  78. Propionic Acid
  79. Propionaldehyde
  80. Propyl Acetate
  81. Propyl Alcohol
  82. Propyl Chloride
  83. Phóng xạ
  84. Rubber Hose Taste
  85. Cặn thô Xà phòng
  86. Xà Bông
  87. Sodium Hypochlorite
  88. các dung môi chứa sắt
  89. Sulphonated Oils
  90. Suspended Matter
  91. Tannins
  92. Nhựa đường
  93. Tartaric
  94. Acid Vị lạ
  95. Vị lạ từ các chất hữu cơ
  96. THM’s
  97. Toluene
  98. Toluidine
  99. Trichlorethylene
  100. Turpentine
  101. Nước tiểu
  102. Giấm ăn
  103. Xylen

Và nhiều hóa chất khác.

Phân biệt than hoạt tính và than củi

Than củi là gì?

Công dụng và cách sản xuất: Than củi hay than gỗ là một chất màu đen, rất nhẹ, được chế tạo qua quá trình chưng khô gỗ. Than gỗ còn giữ lại được một phần dạng cấu trúc của tế bào gỗ.
Công dụng chính của than củi là làm chất đốt, và chúng cũng có khả năng hấp phụ nên được sử dụng làm chất hấp phụ, chất lọc, hoặc làm phụ gia của than hoạt tính và thuốc súng đen. Nhưng mức độ hấp phụ rất giới hạn.

 

Cách sản xuất than củi: 

Những nguyên liệu sau khi chuẩn bị sẽ được cho vào lò nung để tiến hành quá trình cacbon hóa và cho ra than củi thành phẩm.

Cách sản xuất Than Hoạt Tính: Sau khi chọn được nguyên liệu thích hợp, than hoạt tính được sản xuất theo 2 bước như sau

Bước 1. Nguyên liệu được cho vào lò quay khổng lồ và tiến hành đốt trong môi trường yếm khí với nhiệt độ 400 – 500 độ C – đây là quá trình than hóa những nguyên liệu – giống như qui trình sản xuất than củi.

Bước 2. Sau khi thu được sản phẩm than thông thường sẽ tiếp tục tiến hành quá trình hoạt hóa than ở nhiệt độ 800 – 950 độ C
cũng bằng lò quay lớn. Nhờ quá trình hoạt hóa mà cấu trúc của than hoạt tính có rất nhiều những lỗ nhỏ li ti bên trong giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của than gấp rất nhiều lần so với than thông thường.

Cách phân biệt than củi và than hoạt tính:

Quy trình chế tạo than hoạt tính phức tạp nên tốn nhiều chi phí, do đó giá thành của than hoạt tính sẽ đắt hơn than củi rất nhiều. Khoảng gần 2 kg than củi mới sản xuất ra được 1 kg Than hoạt tính. Than hoạt tính cũng có nhiều dãy chất lượng, thông số đặt trưng cho chất lượng của than là khả năng hấp phụ Iodine (I ốt). Chỉ số I ốt càng cao thì khả năng hấp phụ càng tốt và thời gian sử dụng được lâu. Việc xác định chỉ số I ốt chỉ thực hiện được trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên với cách bình thường chúng ta vẫn có thể kiểm tra nhanh để phân biệt được đâu là than củi và đâu là than hoạt tính bằng 2 cách sau.

Cách 1: Dùng đèn

Dùng một phích cắm có gắn sẵn đèn. Cho 2 chân của phích cắm chạm vào loại than cần thử.
Nếu là than hoạt tính thì đèn sẽ sáng lên. Đèn càng sáng thì than càng có chỉ số I ốt cao => than càng tốt.

 

Nếu là than củi (than chưa hoạt tính) thì đèn sẽ không sáng.

Cách 2: Dùng nước

Dùng một cốc đựng nước trong. Sao đó cho than vào cốc nước rồi quan sát. Nếu than có hiện tượng sủi bọt khí (giống như các viên sủi vitamin). Sự sủi bọt khí càng mạnh và càng lâu thì than càng tốt. Ngược lại không thấy sủi bọt gì thì là than củi.

 

THAN HOẠT TÍNH ĐƯỢC BÁN Ở ĐÂU?

Mọi chi tiết về sản phẩm than hoạt tính như: Than hoạt tính xử lý nước, than hoạt tính lọc nước, than hoạt tính khử mùi..vv. với giá rẻ nhất, chất lượng, uy tín đảm bảo xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Trúc Vàng:

Website: thanhoattinhtrucvang.com
Địa chỉ: 88/20 đường Bùi Dương Lịch, khu phố 1, phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Email: trucvang08@gmail.com – congtruong10@gmail.com
Điện thoại: Mr.Oánh: 0916.158.711 – Mr.Trưởng: 0903.387.995 – Hotline: 028.6679.1517

Xưởng sản xuất: 1476B đường Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Facebook
Hotline
0903387995
Zalo
0903387995